Sau một năm 2016 đầy căng thẳng với các tranh chấp tại Biển Đông, đặc biệt xung quanh thời điểm Tòa Trọng tài ra phán quyết, năm 2017 cho thấy một giai đoạn “hòa hoãn” mới với “tinh thần ôn hòa” trong an ninh biển ở khu vực Đông Nam Á.
Mặc dù căng thẳng trên Biển Đông đã được hạ nhiệt, nhưng môi trường an ninh biển ở châu Á-Thái Bình Dương vẫn trong tình trạng “mỏng manh”. Các xung đột biển dường như không có dấu hiệu chấm dứt trong tương lai gần; các mối đe dọa tiềm tàng xuất phát từ những va chạm không mong muốn vẫn hiện hữu trên biển.
"Ma trận" phức tạp của hàng loạt các thách thức an ninh biển tạo ra nhiều bất ổn, lại được cộng hưởng từ sự cạnh tranh địa chính trị không ngừng ở khu vực giữa các cường quốc bên ngoài. Ngoài ra, việc giải thích, vận dụng và thực thi trật tự biển theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là các điều khoản trong Hiến chương Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), giữa các quốc gia có biển và các nước khai thác nguồn lợi từ biển trong khu vực cũng còn nhiều khác biệt.
Trước những khác biệt đó, việc tiến hành hợp tác gần gũi hơn nữa giữa các lực lượng chấp pháp trên biển của các quốc gia Đông Nam Á cũng như nhiều nước ngoài khu vực đã trở thành điểm cốt yếu để duy trì trật tự biển sẽ là xương sống của hòa bình và thịnh vượng.
Hải quân Mỹ trở thành yếu tố chủ chốt cho sự can dự an ninh của Washington đối với khu vực Đông Nam Á, thông qua các cuộc tập trận như tập trận Huấn luyện Hợp tác và Sẵn sàng Chiến đấu Trên biển (CARAT) và chuỗi tập trận đa phương Huấn luyện và Hợp tác Đông Nam Á (SEACAT). Thời gian gần đây, nhằm đối phó với môi trường an ninh biển ngày càng trở nên phức tạp, sự can dự của Mỹ đối với khu vực Đông Nam Á đã có một số điều chỉnh mới. Một số các thỏa thuận song phương đã bắt đầu mở rộng, chào đón thêm các đối tác. Sự tham gia của Úc vào cuộc tập trận thường niên song phương Balikatan-Vai kề vai giữa Mỹ và Philippines là một ví dụ. Sự tham gia này không những cho phép các lực lượng trong khu vực đối phó với các yêu cầu nhiệm vụ ngày càng phức tạp mà còn giúp các bên học hỏi được kinh nghiệm lẫn nhau, đồng thời đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng lòng tin.
Bên cạnh những bất ổn trong cam kết duy trì an ninh của Mỹ đối với khu vực dưới thời Tổng thống Donald Trump, những tuyên bố gần đây của các chỉ huy cấp cao hải quân Mỹ có tính trấn an. Trong chuyến thăm Singapore gần đây, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, khẳng định rằng sự hiện diện của hạm đội đã góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực. Tuyên bố này được đưa ra không lâu sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố tương tự trong cuộc gặp với Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN tại Washington D.C.
Tuy nhiên, cùng với sự phức tạp ngày càng tăng của an ninh biển khu vực, Đông Nam Á dường như sẽ chứng kiến sự can dự lớn hơn nữa của các nước lớn bên ngoài đối với khu vực trong tiến trình xây dựng năng lực đảm bảo vấn đề này. Điều này là đáng hoan nghênh bởi các lợi ích của nó.
Các nước như Úc, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề này, và Mỹ cũng vậy. Trong bản báo cáo năm 2015 về Chiến lược hợp tác các cường quốc biển trong thế kỷ 21 của Hải quân Mỹ, Washington đã nhấn mạnh những đóng góp của các đồng minh và đối tác của nước này hướng tới việc duy trì an ninh biển khu vực. Hơn thế nữa, các nước đó cũng đã và đang bắt đầu cung cấp, hỗ trợ nhiều mô hình trợ giúp xây dựng năng lực. Ví dụ, Nhật Bản đã cung cấp các tàu tuần tra cho Malaysia, Philippines và Việt Nam nhằm tăng cường, nâng cao năng lực chấp pháp của các nước này.
Tương tự, khai thác triệt để năng lực an ninh biển ngày càng lớn mạnh, Bắc Kinh hiện cũng đã tiếp cận tới nhiều đối tác ở Đông Nam Á. Sự tham gia gần đây của lực lượng tuần duyên Philippines vào các chương trình huấn luyện của Trung Quốc là một ví dụ rõ ràng làm tăng thêm sự tham gia của lực lượng Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong ngoại giao hàng hải khu vực.
Sự cấp thiết và mở rộng các lực lượng có chức năng tương tự lực lượng tuần duyên cũng như hoạt động của các tàu tuần tra trong vùng biển khu vực thúc đẩy các nước ngoài khu vực cần tập trung vào lĩnh vực này. Ấn Độ và Nhật Bản đã và đang tiến hành các cuộc viếng thăm của tàu tuần tra tới Đông Nam Á như là một phần của chính sách ngoại giao biển của họ. Tương tự, sự hiện diện thường xuyên hơn của lực lượng tuần tra bờ biển Mỹ nên được tiếp tục chào đón, góp phần duy trì tầm ảnh hưởng của hải quân Mỹ trong khu vực.
Một trật tự biển trên cơ sở thượng tôn pháp luật toàn diện hơn sẽ không chỉ là yếu tố có tính xây dựng hơn đối với việc duy trì hòa bình và ổn định trong các thông lệ biển quốc tế. Về mặt này, trong khi các cuộc đối thoại dưới các cơ chế khu vực như Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) hoặc Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) tiếp tục giữ vai trò quan trọng, các quốc gia khu vực cũng cần thiết phải xem xét mở rộng, nâng cấp các cách tiếp cận thực tế.
Một ví dụ rõ ràng là sự can dự nhiều hơn của các lực lượng hải quân trong và ngoài khu vực cũng như lực lượng có chức năng tuần duyên trong nỗ lực củng cố, tăng cường an ninh và ổn định trên các vùng biển khu vực. Thực tế, những nỗ lực này sẽ giúp bổ sung thêm “sức hút” cho ngoại giao biển vốn thúc đẩy hợp tác xây dựng lòng tin và an ninh thực sự để đối phó với các thách thức thông thường trên biển.
Hai tác giả Jane Chan và Colin Koh là hai chuyên gia của chương trình an ninh biển thuộc RSIS, thuộc Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore. Bài viết đăng trên “RSIS”.
Vũ Hiền (gt)
- Thực tiễn Quốc gia ở Đông Nam Á: Tiềm năng hợp tác giữa các bên yêu sách trong tranh chấp Biển Đông[21/07/2017 15:57]
- Tham vọng của Trung Quốc về vấn đề biển Đông: Một trật tự hàng hải hợp pháp liệu có khả thi?[14/07/2017 09:41]
- Châu Á Thái Bình Dương trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump[12/07/2017 09:42]
- Tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp Biển Đông đối với hòa bình thế giới[04/07/2017 10:29]
- Trung Quốc vẫn chưa thắng trên Biển Đông[23/06/2017 09:14]
- Cách thức để Mỹ ngăn chặn bước tiến trên biển của Trung Quốc: Chuyển hướng Chính sách[15/06/2017 16:47]
- Ván bài ASEAN: Thách thức Biển Đông đối với Sự tự quyết và Thể chế[15/06/2017 10:14]
- Khi các luật sư giỏi viết sai lịch sử: các bằng chứng thiếu tin cậy và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông[13/06/2017 15:02]
- Năm sắc thái của chiến lược “Vùng không phân định trắng đen” của Trung Quốc[06/06/2017 10:51]
- Liệu Biển Đông có trở thành một Crimea mới?[12/05/2017 15:37]
- Trung – Mỹ cần phải thiết lập cơ chế đối thoại ổn định chiến lược ở Biển Đông[03/05/2017 15:05]
- Biển Đông: Tuần trăng mật Trung Quốc-Philippines kết thúc?[29/04/2017 10:13]
- Thế Lưỡng nan về Đối ngoại của ông Tập Cận Bình: Lựa chọn Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” hay Biển Đông?[26/04/2017 15:45]
- Chiến lược thống trị Biển Đông của Trung Quốc: Sao chép Đế quốc Anh[20/04/2017 15:49]
- Nguy cơ Mỹ để mất các lợi ích ở Biển Đông[20/04/2017 14:48]
- Ba lựa chọn của Mỹ để ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông[15/04/2017 16:20]
- Chiến tranh phức hợp có thể bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông[14/04/2017 17:49]
- An ninh đường biển tại châu Á: Châu Âu không thể thờ ơ[10/04/2017 11:13]